Zalo
Giảng Võ trường là tên gọi của trường võ bị đầu tiên được xây dựng ở kinh thành Thăng Long xưa. Lịch sử của của di tích này bắt đầu vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ xây dựng điện Giảng Võ làm trung tâm huấn luận quân sự ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Ảnh: Gạch lát nền niên đại thời Lý - Trần, hiện vật của Giảng Võ trường.
Zalo
Năm 1253, vua Trần Thái Tông lập Giảng Võ đường làm trường đào tạo, huấn luyện về quân sự. Trường này đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh xuất sắc, đội quân tinh nhuệ, đóng góp lớn cho chiến thắng quân Mông – Nguyên. Ảnh: Đầu linh vật niên đại thế kỷ 13-14, vật trang trí kiến trúc Giảng Võ trường.
Zalo
Từ năm 1428-1433, vua Lê Thái Tổ cho mở rộng Giảng Võ đường , dựng điện trên núi Khán (trong Bách Thảo hiện nay) để vua quan sát việc luyện tập và duyệt binh. Ảnh: Bát gốm thời Lê sơ, thế kỷ 15-16, vật dụng sinh hoạt ở khu vực Giảng Võ trường.
Zalo
Năm 1481, vua Lê Thái Tông cho xây dựng lại điện Giảng Võ với quy mô lớn. Sử chép: “Đào hồ Hải Trì. Hồ này quanh co đến 100 dặm. Giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện điểm duyệt binh mã”. Ảnh: Tảng đá kê chân cột nền kiến trúc Giảng Võ trường thời Lê.
Zalo
Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong một khu vực rộng lớn gọi chung là trường Giảng Võ, ngày nay chủ yếu thuộc địa phận các phường Giảng Võ và Ngọc Khánh của quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Gạch xây dựng thời Lê sơ, thế kỷ 15.
Zalo
Bên các hiện vật liên quan đến kiến trúc và đời sống, hơn 300 vũ khí bằng sắt và đạn đá có niên đại từ thời Lê đã được phát hiện ở lòng hồ Ngọc Khánh vào năm 1983-1984, thuộc khu vực Giảng Võ trường xưa. Ảnh: Một chiếc câu liêm trong bộ sưu tập vũ khí trường Giảng Võ.
Zalo
111 hiện vật trong bộ sưu tập vũ khí Giảng Võ trường đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết đinh số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023. Ảnh: Một khẩu súng lệnh trong bộ sưu tập vũ khí trường Giảng Võ.
Zalo
Qua các di vật đã được phát hiện, có thể khẳng định Giảng Võ trường là một quần thể công trình kiến trúc có quy mô lớn, một trường võ bị quốc gia hoạt động liên tục trong kỷ nguyên hưng thịnh của vương quốc Đại Việt... Ảnh: Xỉ sắt của một lò rèn vũ khi hoạt động trong khu vực Giảng Võ trường thế kỷ 15.
Zalo
Chồng bát dính, phế vật của một lò nung gốm hoạt động ở Giảng Võ trường vào thế kỷ 13-14.
Zalo
Hũ sành thế kỷ 17-18, vật dụng sinh hoạt ở Giảng Võ trường.