Trưng bày di sản Phật giáo thời Lý gắn với quận Ba Đình

Trưng bày di sản Phật giáo thời Lý gắn với quận Ba Đình

Trên bình diện cả nước, hình ảnh hiện vật khảo cổ hiện còn thời Lý còn ba mảnh vỡ của Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh. Thứ nhất là trụ đá Bách Thảo (Ngọc Hà, Thăng Long- Hà Nội), hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Thứ hai là hiện vật trụ đá tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh), trụ đá này ngày nay đã mất, nhưng hiện còn ảnh chụp từ thời Pháp. Tuy nhiên, cả hai hiện vật này đều đã bị mất phần tượng, và gãy mất phần chân và phần ngọn. 

Trụ đá Bách Thảo - Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Tiếp tục chuỗi các dự án nghiên cứu về mỹ thuật, nhóm SEN Heritage vừa công bố một dự án mới: Phục dựng "Đài đèn thời Lý và Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý". Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận trụ đá Bách Thảo, trụ đá chùa Phật Tích và nhận ra dường như tồn tại một mối liên hệ giữa những "mảnh vỡ" này. Trụ đá Bách Thảo hiện vẫn còn phần tạc cửu sơn bát hải (biểu tượng của tiểu vũ trụ trong Phật giáo), hai con rồng thời Lý cuốn quanh (đã mất phần đầu và phần tay). Trong khi đó, trụ đá Phật Tích (tại Bắc Ninh, hiện chỉ còn ảnh chụp) lại bị mất phần chân và thân, nhưng lại còn phần đầu rồng và tòa sen phía trên. Khi chắp nối "bù trừ" giữa hai hiện vật quan trọng này, các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế đã có một trụ đá tương đối hoàn chỉnh.

Ghép nối những mảnh vỡ của lịch sử, cùng sự hỗ trợ của công nghệ giúp chúng ta có được một mô hình tương đối hoàn chỉnh: Chân trụ, gồm một phiến đá sáu cạnh, giật ba cấp; thân trụ, gồm đồ án cửu sơn bát hải, song long hiến châu và tòa sen; phần trên cùng là đài đèn hoặc tượng Thích Ca sơ sinh.

Ở dự án phục dựng "Đài đèn thời Lý và Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý", các chuyên gia của SEN Heritage còn tiến thêm một bước nữa. Đó là tạo ra bản ghép phối cảnh sản phẩm đài đèn, tượng Thích Ca sơ sinh. 

 

Đặc biệt hơn, nhóm nghiên cứu đã giúp đài đèn, tượng Thích Ca sơ sinh bước ra khỏi "thế giới ảo", bằng các mẫu mô hình thật. Mô hình đài đèn và tượng Phật Thích Ca thật đã được giới thiệu phục vụ khách tham quan trong lễ công bố dự án kể trên.

DANH MỤC HIỆN VẬT GẮN VỚI QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI

HIỆN ĐANG TRƯNG BÀY TẠI BTLSQG

I. PHẦN TRƯNG BÀY TRONG NHÀ

TT

Tên hiện vật

Hv

Niên đại

Chất liệu

Nơi phát hiện

Khu vực trưng bày

Loại hình HV

  1.  

Gạch trang trí hình Phật

Gốc

TK 9-10

Đất nung

Ngọc Hà,  Thăng Long Hà Nội

Phòng TB thời kỳ chống Bắc Thuộc

Vật liệu xây dựng

  1.  

Mô hình tháp thờ Phật

Gốc

Triều Đinh- Tiền Lê

Đất nung

Vĩnh Phúc, Thành Thăng Long, Hà Nội

Phòng TB triều Ngô-Đinh-Tiền Lê

Trang trí kiến trúc

  1.  

Gạch xây tháp trang trí tháp

Gốc

TK 10-13

Đất nung

Ngọc Hà,  Thăng Long Hà Nội

Phòng TB triều Ngô-Đinh-Tiền Lê

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Đầu ngói trang trí hình Phật

Gốc

Thế kỷ 10-13

Đất nung

Ngọc Hà, Thăng Long Hà Nội

Phòng TB triều Ngô-Đinh-Tiền Lê

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Gạch trang trí hình Tháp

Gốc

Thế kỷ 10-13

Đất nung

Cống Vị, Thăng Long Hà Nội

Phòng TB triều Ngô-Đinh-Tiền Lê

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Cột hình búp sen trang trí rồng, sóng nước

Gốc

TK 11-13

Đá chạm

Bách Thảo, Hoàng Thành Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Trang trí kiến trúc

  1.  

Gạch xây tháp trang trí hình chim thần Garuda

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Đất nung

Văn Lãng, Thành Thăng Long Hà Nội

Phòng TB Triều Lý

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Gạch có chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo”

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Đất nung

Hoàng Thành Thăng Long

Phòng TB Triều Lý

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Đài sen

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Gốm hoa nâu

Vĩnh Phúc, Thành Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Đồ thờ

  1.  

Đế và đài sen

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Gốm men trắng và nâu

Vĩnh Phúc, Thành Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Đồ thờ

  1.  

Các loại đầu tượng người

Gốc

Triều Lý-Trần, TK 11-14

Gốm men nâu và trắng

Quần Ngựa, Kim Mã, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Tượng Trang trí

  1.  

Mặt người, Đầu tượng người, Nữ thần Chim

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Đất nung

Yên Lãng, Ngọc Hà, thành Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Tượng Trang trí

  1.  

Các loại đầu tượng người

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Đất nung

Yên Lãng, Ngọc Hà, thành Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Tượng Trang trí

  1.  

Sưu tập tượng sư tử

Gốc

TK 11-13

Đất nung

Quần Ngựa, Thành Thăng Long, HN

Phòng TB thời Lý

Tượng trang trí

  1.  

Sưu tập đầu tượng “Bùa”

Gốc

Triều Lý, TK 11-13

Gốm men xanh lục và vàng

Kim Mã, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Quần Ngựa, Thăng Long, HN

Phòng TB Triều Lý

Đồ dùng trong Nghi lễ tôn giáo

  1.  

Gạch lát nền trang trí cúc

Gốc

TK 11-14

Đất nung

Quần Ngựa Thành Thăng long Hà Nội

Phòng TB thời Trần

Vật liệu xây dựng

  1.  

Ngói ống trang trí hoa cúc

Gốc

TK 13-14

Đất nung

 Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Vật liệu xây dựng

  1.  

Đầu ngói

Gốc

TK 13-14

Đất nung

Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Trang trí kiến trúc

  1.  

Tượng vịt (Uyên Ương) trang trí trên ngói nóc

Gốc

Triều Lý-Trần, TK 11-14

Đất nung

Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Quần Ngựa Thăng Long Hà Nội

Phòng TB thời Trần

Trang trí kiến trúc

  1.  

Gốc

Triều Lý-Trần, TK 11-14

Đất nung

Quần Ngựa (Hà Nội), Thanh Hoá

Phòng TB thời Trần

Đồ dùng sinh hoạt

  1.  

Trang trí kiến trúc in hình rồng

Gốc

TK 13-14

Đất nung

Hoàng Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Trang trí kiến trúc

  1.  

Mảnh chậu trang trí hoa cúc dây, sóng nước

Gốc

Triều Lý-Trần-Lê Sơ, Tk11-15

Đất nung

Hoàng Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Đồ dùng sinh hoạt

  1.  

Thạp trang trí hoa sen, sóng nước

Gốc

Triều Trần-Lê Sơ, Tk14-15

Đất nung

Vĩnh Phúc, Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Đồ dùng sinh hoạt

  1.  

Sưu tập các loại mảnh gạch ngói ống trang trí hình người

Gốc

Triều Lý-Trần, TK 11-14

Đất nung và gốm men xanh lục

Cầu Giấy và Kim Mã, HN

Phòng TB thời Trần

Vật liệu kiến trúc

  1.  

Mảnh đế bát có chữ “Thiên Trường phủ chế” - chế tạo tại Phủ Thiên Trường, Nam Định

Gốc

TK 13-14

Gốm

Gốm phế phẩm khai quật ở Cống Vị, Thành Thăng Long, HN

Phòng TB thời Trần

 Gốm phế phẩm

  1.  

Ngói nóc

Gốc

Triều Trần-Hồ, TK 14-15

Đất nung

Ngọc Hà, Thành Thăng Long

Phòng TB thời Trần

Vật liệu xây dựng

  1.  

Tượng Voi

Gốc

Triều Trần-Hồ, TK 14-15

Đất nung

Vĩnh Phúc, Thành Thăng Long

Phòng TB thời Hồ

Trang trí kiến trúc

  1.  

Sưu tập đồ đồng

Gốc

Triều Nguyễn, TK19-20

Đồng

Làng đúc đồng Ngũ Xã, Hà Nội

Phòng TB triều Nguyễn

Đồ thờ

 

II. PHẦN TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI

 

TT

Tên hiện vật

Hv

Niên đại

Chất liệu

Nơi phát hiện

Khu vực trưng bày

Loại hình HV

  1.  

Bia đá

Dựng ngày 12/4/1881 khắc việc Tổng đốc Hoàng Diệu và Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng nghiêm cấm quan lại không đượ csáhc nhiễu dân chúng

Gốc

Triều Nguyễn, 1881

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

 

  1.  

Bia đá

Dựng ngày 2/9/1878 khắc họ tên các quan từ phó lãnh binh đến chánh đội trưởng đã đóng góp tiền của xây dựn miếu thờ trong Thành cổ HN

Gốc

Triều Nguyễn, 1878

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

 

  1.  

Thành bậc hình rồng

Gốc

Triều Nguyễn, Tk19-20

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

 

  1.  

Bia điện Nam Giao

Gốc

Triều Lê Trung Hưng

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

Bảo vật quốc gia

  1.  

Biển Tây Nam Môn

Gốc

Triều Nguyễn, Tk19-20

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

 

  1.  

Biển Chính Đông Môn

Gốc

Triều Nguyễn, Tk19-20

Đá

Hà Nội

Ngoài trời

 

Dịch vụ

  • Thuyết minh lịch sử

Loại hình

  • Du lịch tham quan - khám phá

Giờ mở cửa

 

Sáng: Từ 8h00 đến 12h00

Chiều: Từ 13h30 đến 17h

Hệ thống trưng bày mở cửa tất cả các ngày trong tuần, (trừ ngày thứ Hai).

Nếu các ngày nghỉ Lễ trong năm trùng vào ngày thứ Hai, hệ thống trưng bày vẫn mở cửa phục vụ khách tham quan.

* Ghi chú: Lịch mở cửa hệ thống trưng bày vào dịp Tết âm lịch, Bảo tàng sẽ có thông báo riêng.

Vé và lệ phí

Giá vé:

- Người lớn: 40.000đ/lượt/người

- Sinh viên, học viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 20.000đ/người/vé.

- Học sinh: 10.000đ/người/vé.

Giá vé trên bao gồm hai khu vực trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại số 1, Tràng Tiền (phần trưng bày Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến hết triều Nguyễn 1945) và 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội (phần trưng bày Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay).

Miễn vé: - Trẻ em dưới 6 tuổi;

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, theo quy định hiện hành.

Giảm vé: Giảm 50% mức phí tham quan cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người cao tuổi, người khuyết tật nặng, theo quy định hiện hành.

Lệ phí:

- Chụp ảnh: 15.000đ/ máy
- Quay phim: 30.000đ/ máy

Liên hệ

Viết đánh giá

Dịch vụ

Sự hài lòng

Độ hấp dẫn

Bản đồ

Cổng thông tin du lịch Quận Ba Đình cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho trải nghiệm du lịch của bạn.

024.37625069
P 409, số 25 Liễu Giai - Phường Liễu Giai - Quận Ba Đình - Hà Nội.

IZOMI