Phố Văn Cao

Phố Văn Cao

Vị trí: Từ đường Hoàng Hoa Thám đến phố Đội Cấn chỗ giao nhau với phố Liễu Giai. Đây là đoạn đường mới mở năm 2003 chạy qua trước cổng Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, xây dựng trên khu đất xưa là sân đua ngựa thời Pháp thuộc. Nay thuộc phường Liễu Giai, quận Ba Đình. Tên mới đặt tháng 8 năm 2005; dài 540 mét. (Sẽ còn được kéo dài sang Hoàng Hoa Thám).

 

Tiểu sử nhân vật: Văn Cao (1923-1995): họ Nguyễn, quê gốc ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nhưng sinh ở thành phố Hải phòng. Có thể gọi ông là nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, kịch sĩ. Ông có đóng góp trên nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Bản nhạc đầu tiên của ông là Buồn tàn thu (1939) rồi đến các ca khúc trữ tình sống mãi với thời gian như: Thiên thai, bến xuân, Cung đàn xưa, Suối mơ (trước 1944). Tham gia cách mạng từ tiền khởi nghĩa, ông sáng tác nhiều ca khúc cách mạng: Tiến quân ca - nay là Quốc ca Việt Nam. Chiến sĩ Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Bắc Sơn... Trong kháng chiến chống pháp, nhiều nhạc phẩm của ông cũng nổi tiếng: Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch và nhất là: Tiến về Hà Nội. Ông là họa sĩ vẽ minh họa, bìa sách và ký họa chân dung rất đặc sắc. Ông còn tham gia nhiều vai diễn kịch nói. Ông lại còn là thi sĩ, nhiều bài thơ được viết từ 1941. Sau này ông có tuyển tập Lá và trường ca Những người trên cửa biển được nhiều người thưởng thức. Ông từng được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ khóa I, Phó tổng Thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật.

 

Nguồn: Phố và Đường Hà Nội – Nguyễn Vinh Phúc.

 

Loại hình

  • Đường phố

Viết đánh giá

Dịch vụ

Sự hài lòng

Độ hấp dẫn

Bản đồ

Cổng thông tin du lịch Quận Ba Đình cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho trải nghiệm du lịch của bạn.

024.37625069
P 409, số 25 Liễu Giai - Phường Liễu Giai - Quận Ba Đình - Hà Nội.

IZOMI