Vị trí: Dài 300 mét, từ phố Nguyễn Trường Tộ đi xuyên qua phố Quan Thánh, đến phố Phan Đình Phùng. Đây nguyên là đất thôn Châu Long, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, Châu Long sáp nhập với Trúc Yên, đổi ra là Châu Yên, nhưng do vẫn còn chùa Châu Long (chính chùa này đã cho thôn mượn tên) nên dân chúng vẫn quen gọi là phố Châu Long. Thời Pháp thuộc đây là phố Đi-ơ-lơ-phít (rue Dieulefils) và đường 94 (voie 94). Sau Cách mạng đổi ra tên hiện nay vốn vẫn thông dụng trong dân gian.
Tiểu sử nhân vật: Đặng Dung là con Đặng Tất (xem thêm mục này). Vì cha bị giết oan, ông bỏ vua Giản Định, lập Trần Quý Khoáng làm vua niên hiệu là Trùng Quang (1409-1413). Cũng như cha, ông là một danh tướng. Ông đã từờng thắng quân Minh, xâm lược nhiều trận (ở Hàm Tử, ở Yên Mô v.v...). Tháng 9 năm Quý Ty. (1413) Đặng Dung chặn đánh Trương Phụ ở sông Thái Giá (vùng Quảng Trị cũ). Đang đêm ông lật úp được thuyền soái của Trương Phụ nhưng do không biết mặt tên tướng xâm lược này nên để nó xổng mất. Sang năm 1414 ông và vua Trùng Quang bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay). Dọc đường cả hai người đều nhảy xuống sông tự tử. Đặng Dung có để lại bài thơ Cảm hoài rất khẳng khái, truyền mãi đến ngày nay.
Nguồn: Phố và Đường Hà Nội – Nguyễn Vinh Phúc.
Dịch vụ
Sự hài lòng
Độ hấp dẫn