Đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Đền thờ Thần Linh Lang nên còn có tên gọi khác là đền Linh Lang, Tây Trấn Thăng Long, trấn Tây, trấn Đoài…. Do vậy, đền vừa là Tây trấn Thăng Long, vừa là “chính từ” thờ Linh Lang thượng đẳng thần. Hiện nay, có 269 nơi thờ thần Linh Lang trong cả nước.
Hoàng tử Linh Lang đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống và hy sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076. Theo truyền thuyết, thần đã giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành. Đền được lập từ thời Lý Thái Tông, năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ – một trong 13 làng trại ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Trong đền hiện còn lưu giữ 2 pho tượng đồng và nhiều tư liệu Hán Nôm cổ giá trị. Đặc biệt là thạch bàn có vết lõm, tương truyền Hoàng tử gối đầu lên rồi hóa thành con giao long trườn xuống hồ Tây.
Cái tên Voi Phục của ngôi đền xuất phát từ 2 chú voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, phác hoạ lại những chú voi đã từng quỳ xuống trước mặt Hoàng Tử Linh Lang để đưa ngài cùng các tướng sĩ ra mặt trận. Con voi biết coi trọng người tài giúp nước, biết phục xuống biết đứng lên, vì vậy được tạc thành tượng trước cổng đền và được nhân dân gọi là đền Voi Phục. Ngày nay, ở cổng đền vẫn còn nguyên 2 bức tượng voi phủ phục hai bên, đời đời tưởng nhớ vị anh hùng đánh giặc cứu nước được nhân dân biết ơn phong thánh, thờ phụng muôn đời.
Năm 1962, đền được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia. Đến ngày 18/1/2022, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long Tứ Trấn đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Danh sách hiện vật - Di tích Quốc gia Đền Voi Phục
Link: tại đây
Dịch vụ
Sự hài lòng
Độ hấp dẫn